Quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Úc còn nhiều tiềm năng phát triển
Bộ phim Na Tra 2 đang là chủ đề bàn tán của dân mạng xứ Trung cũng như báo chí nước này thời gian gần đây, và hiện tại liên quan đến một chi tiết ẩn gây chú ý: sự xuất hiện của gậy Kim Cô (hay còn gọi là gậy Như Ý) chớp nhoáng cuối phim. Sina viết: "Cuối phim xuất hiện cây gậy Kim Cô, sự có mặt của chi tiết thú vị này như hòn đá lớn làm xao động mặt nước yên tĩnh, đồng thời khiến khán giả đặt ra nhiều nghi vấn: Đại Thánh sẽ xuất hiện?".Trong nguyên tác Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không sau khi tìm thầy học đạo, dời núi khiển binh, đã xuống biển khơi để xin một vật về làm vũ khí. Đông Hải Long cung của các long vương có cây gậy do Thái Thượng Lão Quân khắc chế, là vật trên đời có một, vừa có thể phóng to vừa thu nhỏ được, tên là gậy Kim Cô. Sau khi có gậy trong tay, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, "chọc trời khuấy nước", xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Từ phần phim đầu tiên là Na Tra (chiếu năm 2019), các nhà làm phim vẫn chưa cho xuất hiện cây gậy này, đồng thời cũng không nói gì đến nhân vật thần thoại Tôn Ngộ Không, thậm chí sự xuất hiện của các long vương - Ngao tộc cũng rất khác so với phiên bản Tây du ký. Phim Na Tra 2, cũng như phần đầu, được chuyển thể từ nguyên tác Phong thần diễn nghĩa của tác giả Hứa Trọng Lâm, một danh tác có từ đời Minh. Trong khi đó, bản phim truyền hình Tây du ký đã quá thành công của đạo diễn Dương Khiết, chiếu từ năm 1986, đã trở thành kỷ niệm và kinh điển đối với khán giả Trung Quốc, Việt Nam đến hôm nay, chuyển thể từ nguyên tác cùng thời của Ngô Thừa Ân. Hai pho truyện thần thoại yêu ma này cũng như hai nhân vật chính yếu trong đó là Tôn Ngộ Không và Na Tra có mối quan hệ tương hỗ. Trong đó, Tây du ký miêu tả kỹ chuyện Tôn Ngộ Không xuống Long cung đòi báu vật và giáp mặt với Na Tra tam thái tử. Thương hiệu Na Tra của đạo diễn Giảo Tử, mới nhất là phần 2 này, tuy không có nguồn tin nào xác nhận Tôn Ngộ Không xuất hiện nhưng chi tiết gậy Kim Cô trong phim đã khiến khán giả bàn tán sôi nổi. Báo chí xứ Trung phân tích, hai hình tượng Na Tra và Tôn Ngộ Không từ góc độ sáng tạo văn học vốn mang tính tương hỗ, "vừa là bạn vừa là thù", cùng chịu ảnh hưởng và bồi đắp cho nhau, nhưng với chi tiết gậy Kim Cô được trình làng, các nhà làm phim mở ra một khoảng không sáng tạo vô cùng lớn cho các phần phim Na Tra sau, nếu như họ tiếp tục cho "lăn bánh" phần 3. Nếu Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phần phim Na Tra tiếp theo, mối quan hệ của cặp đôi "kẻ tám lạng, người nửa cân" này hẳn sẽ rất hấp dẫn công chúng. Còn về phía các nhà sáng tạo, họ lại có thêm những cành nhánh để phát triển cho câu chuyện vốn đã rất thành công của mình. Chẳng hạn từ góc độ Na Tra, có thể thêm thắt các chi tiết về thầy trò Đường Tăng vào cũng như ngược lại, nhằm làm tăng kịch tính cho cả hai hình tượng trong tương lai. Na Tra là một nhân vật quan trọng trong Tây du ký, nhưng không phải chỉ vì lẽ đó mà có chi tiết vốn thuộc về Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phim. Và cũng không phải gậy Kim Cô xuất hiện thì Tề Thiên Đại Thánh sẽ xuất hiện trong các phần phim sau. Có thể, đây là chi tiết "ôn cố tri tân", tức các nhà làm phim muốn tỏ sự kính trọng đối với nguyên tác Tây du ký kinh điển nói riêng và kho tàng văn học nói chung.Trẻ em xâm hại trẻ em: Có bé gái 13 tuổi sáng chào con đi học...
Trên sân khấu chỉ duy nhất bức tranh thư pháp ghi mấy chữ "Đại Việt sử ký toàn thư", nhưng vẫn đầy đủ uy lực và sức hấp dẫn. Mấy chữ thôi, đủ làm rung động trái tim người Việt, đánh thức tình yêu non sông đất nước. Và những nhân vật lần lượt xuất hiện, thần thái rạng ngời, xiêm y rực rỡ, giọng nói như âm vang từ ngàn xưa vọng lại, khắc họa được những thăng trầm dâu bể của quê hương. Một đêm ôn sử, hiểu sử, và yêu sử, thật tuyệt vời!
Quy định cấp sổ hồng cho condotel nhưng bỏ quên shophouse, officetel...
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Ngôi sao Ronaldo chung tay tổ chức Esports World Cup 2024 tại Ả Rập Saudi
Sáng 20.1, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam họp bất thường cho ý kiến công tác nhân sự theo thẩm quyền. Theo tờ trình công tác nhân sự, Ban Thường trực trình Đoàn Chủ tịch về việc hiệp thương cử ông Trần Việt Trường, nguyên Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Tại hội nghị, Đoàn Chủ tịch đã biểu quyết bằng hình thức giơ tay, với 100% ủy viên Đoàn Chủ tịch đồng ý việc hiệp thương cử ông Trần Việt Trường giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.Sau đó, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khóa X cũng họp hội nghị lần thứ 2 để biểu quyết hiệp thương cử ông Trần Việt Trường tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.Kết quả 100% đại biểu dự hội nghị thống nhất thông qua nghị quyết hiệp thương cử ông Trần Việt Trường giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự, trách nhiệm lớn lao mà Đảng, Nhà nước, MTTQ và nhân dân giao phó.Ông Trường cam kết sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tận tụy với công việc, cố gắng, tiếp tục học hỏi, cầu thị, nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ mới. Đồng thời, kế thừa các thành quả, kinh nghiệm quý báu của các lãnh đạo tiền nhiệm, nỗ lực cao hơn nữa hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.Ông Trần Việt Trường sinh năm 1971, quê H.Phụng Hiệp, Hậu Giang. Ông có trình độ tiến sĩ quân sự, thạc sĩ chính trị học chuyên ngành xây dựng Đảng; Đại học Kỹ thuật Điện - Điện tử; trình độ lý luận cao cấp chính trị. Ông Trường từng giữ các chức vụ Bí thư Thành đoàn Cần Thơ, Bí thư Quận ủy Ninh Kiều, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Cần Thơ khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông Trường được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy. Tới tháng 10.2020, HĐND TP.Cần Thơ bầu ông Trần Việt Trường làm Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ.